ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM KHI SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN MÙA ĐÔNG
Mùa lạnh đã đến, nhu cầu sử dụng đèn sưởi halogen, đèn sưởi trong nhà tắm, bình nóng lạnh, Tủ sấy….của các gia đình lại tăng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng những thiết bị này sao cho an toàn, tiết kiệm, tránh nguy cơ cháy, nổ và bị điện giật là điều không đơn giản.
Đã có không ít sự cố xảy ra ngay trong gia đình như: Nổ bóng đèn halogen sưởi ấm làm các mảnh thủy tinh bắn tung tóe; đèn sưởi trong nhà tắm khi hơi nước tích tụ khiến bóng đèn phát nổ và chập cháy hệ thống điện trong nhà; bình nóng lạnh lâu ngày không bảo dưỡng dẫn đến hở điện gây chết người…
Sau đây là một số hướng dẫn cách sử dụng điện khoa học, an toàn, lại vừa tiết kiệm.
Tiết kiệm điện khi sử dụng bình nóng lạnh:
Thay vì đặt nhiệt độ là 600C thì hãy đặt 500C. Nếu mỗi gia đình giảm nhiệt độ của bình nước nóng xuống 100C thì mỗi năm chúng ta sẽ giảm được 45 triệu tấn khí CO2 phát thải – tương đương với lượng CO2 phát thải của cả Kuwait hay Libi.
Ít ai chú ý đến nút điều chỉnh nhiệt độ ở bình nóng lạnh, bạn có thể điều chỉnh nút này để có nước ở độ nóng phù hợp. Mùa đông nhiều gia đình bật bình nóng lạnh suốt cả ngày, vô cùng lãng phí điện.
Để tiết kiệm nhất bạn nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm từ 15 - 30 phút, tuy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy theo số người sử dụng sẽ tiết kiệm hơn việc bạn bật bình 24/24 vì khi bật 24/24 sẽ có sự tổn thất nhiệt từ bình ra ngoài không khí trong khi đó thanh đốt vẫn làm việc. Việc này sẽ làm tổn hao điện năng.
Tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa:
Vào mùa đông nhiều nhà sử dụng điều hòa chiều sưởi nóng, vậy liệu có tốn điện hơn khi sử dụng chiều lạnh hay không?
Theo nguyên lý làm việc của điều hòa chiều nóng và chiều lạnh của điều hòa chỉ là đảo chiều và cách thức hoạt động thôi, điện năng tiêu thụ vẫn như vậy. Các bạn có thể đặt điều hòa ở mức sử dụng hợp lý, từ 22 - 25 o C tùy theo nhu cầu nhưng nên sử dụng cho hợp lý, không nên để lạnh quá vào mùa hè hoặc nóng quá vào mùa đông, như vậy sẽ rất tốn điện.
Ngay cả màu sắc gian phòng cũng liên quan đến tiêu thụ điện năng. Màu càng tối càng hấp thụ nhiệt cao, nên phòng nên để màu sáng.
Ngoài việc chú ý đến cách sử dụng bình nóng lạnh thì định kỳ bảo trì, kiểm tra và vệ sinh bình cũng là một phương pháp đảm bảo việc sử dụng an toàn và tiết kiệm. Cách đơn giản nhất để kiểm tra bình nóng lạnh là dùng bút thử điện chấm vào đường ống nước, thành bình hay trực tiếp vào nước lúc bình đang chạy xem có bị rò rỉ điện hay không. Nếu phát hiện có điện thì ngắt nguồn và gọi thợ sửa máy nước nóng tại nhà có kinh nghiệm đến để kiểm tra lại toàn bộ bình nóng lạnh để khắc phục lỗi nhằm hạn chế các hậu quả xấu có thể xảy ra.
Tiết kiệm điện khi sử dụng tủ sấy quần áo:
Trước khi sử dụng, người sử dụng phải vắt khô quần áo bằng máy giặt hoặc bằng tay để giảm thiểu nước rơi xuống làm ướt sàn nhà hoặc máy sấy, tăng cường cách điện an toàn, giảm rủi ro và làm ngắn quá trình sấy khô quần áo để tiết kiệm điện năng.
- Không treo quần áo quá khít, dày đặc để luồng hơi nóng được lan tỏa đều, tất cả quần áo sẽ khô nhanh hơn.
- Tuyệt đối không để trẻ em đến gần máy khi đang sử dụng.
- Tất cả các loại máy đều cần đặt xa nơi ẩm ướt và tránh để mưa tạt vào.
- Nên phân loại đồ dày – mỏng, nặng – nhẹ và chọn chế độ sấy thích hợp để tăng độ bền cho quần áo mà thời gian sấy cũng được rút ngắn.
- Nếu nhu cầu cần ủi đồ ngay, bạn nên chọn chế độ sấy tương ứng, để vừa dễ là ủi, vừa tiết kiệm điện. Quần áo để lâu ngày bị hôi mốc có thể đưa vào máy sấy để tẩy uế.
- Để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng máy sấy quần áo, người sử dụng đặc biệt tránh đưa những vật có dính hoặc ngâm trong dầu thực vật, dầu ăn, dầu bôi trơn hoặc mỡ… vào trong máy. Nhiệt độ cao sẽ dễ dàng bắt mồi lửa và gây cháy nổ.
- Ngoài ra, những loại quần áo có các phụ kiện bằng kim loại cũng không nên để trong máy sấy. Bởi hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra nếu các phụ kiện kim loại rớt ra trong quá trình sấy.
- Tuyệt đối không bao giờ sấy các loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, vải có đính kim loại, ny-lon không thấm nước. Những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn,…
- Trước khi đưa quần áo vào tủ sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi. Những vật như kẹp, bút mực, đinh và kim… bởi những vật này có thể làm hư hỏng máy sấy và quần áo.
- Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Vì vậy, không nên sấy quần áo quá khô. Không những làm nhăn quần áo mà còn hoang phí điện.
- Bất cứ khi nào máy sấy quần áo đang hoạt động hoặc không hoạt động, bạn nên để nó cách xa nguồn nước hoặc lửa 1,5 – 2m.
- Vệ sinh máy sấy bằng khăn ẩm thay vì rửa nước .
- Không bao giờ chạm vào các phần kim loại, phía trên lỗ thông gió của máy sấy quần áo để tránh bị tổn thương do bỏng.
- Nên để quần áo được sấy khô ở nhiệt độ 75 độ trở lên, tổng trọng lượng sấy có thể lên đến 10kg.
Tiết kiệm điện khi sử dụng quạt sưởi :
Không bật quạt sưởi liên tục: Trong những ngày thời tiết lạnh chúng ta thường có thói quen sử dụng quạt sưởi liên tục để không khí trong phòng ấm hơn. Nhưng việc sử dụng liên tục sẽ làm cho da dễ bị khô, ngoài ra cũng làm cho tuổi thọ của quạt sưởi bị giảm. Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng khi thời tiết quá lạnh, khi sử dụng không nên để thời gian quá dài và nhiệt độ quá cao, quạt cần được "nghỉ" để đảm bảo hoạt động hiệu quả ở những lần tiếp theo và tăng tuổi thọ. Sau một thời gian sử dụng quạt sưởi bạn nên mở cửa để phòng được thông thoáng giúp tái tạo không khí bên trong phòng.
Không bật nhiệt độ tối đa: Một điểm lưu ý quan trọng bạn nên tránh đó là không nên bật nhiệt độ quạt sưởi tối đa. Khi trời lạnh chúng ta có xu hướng bật quạt sưởi ở nhiệt độ tối đa để nhanh ấm và giúp chống lại cái lạnh, nhưng khi nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài trời có sự chênh lệch cao sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt rất nguy hiểm cho người sử dụng. Bạn nên để nhiệt độ hợp lý từ 20-25 độ C khi sử dụng quạt sưởi để đảm bảo sức khỏe của bạn và gia đình.
Không bật-tắt quạt đột ngột: Điểm lưu ý chúng ta cần phải lưu ý đó là không nên bật hoặc tắt máy quạt sưởi đột ngột điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị nhanh hơn. Bạn nên tăng nhiệt độ từ từ để làm quen dần với nhiệt độ để tránh bị sốc nhiệt và hạ nhiệt độ từ từ rồi mới tắt quạt hẳn
Tiết kiệm điện khi sử dụng tivi:
Kích thước tivi cũng liên quan đến tiêu thụ điện năng. Kích thước tivi càng lớn tiêu thụ điện năng càng nhiều.
Nên sử dụng màn hình với kích thước phù hợp, như vậy sẽ tiết kiệm được điện hơn, nên sử dụng ti vi có công nghệ mới như công nghệ LED, sẽ giảm điện năng của bạn từ 40 - 60% so với ti vi sử dụng bình thường.
Khi xem tivi cũng không nên chuyển kênh liên tục, vì như vậy sẽ tốn điện hơn. Ngay cả việc để độ sáng của tivi phù hợp cũng giúp tiết kiệm điện. Độ sáng càng thấp càng tiết kiệm. Việc tiết kiệm không khó, ví như việc tắt tivi khi không sử dụng.
Khi không sử dụng tivi trong một thời gian dài bạn nên rút phích điện, vừa đảm bảo an toàn của tivi trong trường hợp sấm sét, vừa không tổn hao điện năng khi chờ đợi.
Tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh:
Vào mùa đông, nhiều nhà ít để đồ trong tủ lạnh nên thường xuyên ngắt điện. Việc ngắt điện liên tục gây dù có tiết kiệm, nhưng lại rất ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh. Điều quan trọng khi sử dụng tủ lạnh để tiết kiệm, là phải để nhiệt độ ở mức vừa đủ, khoảng 7 - 8 độ C. Hạn chế mở cửa tủ liên tục, và thời gian mở cửa tủ quá lâu.
Tủ lạnh tiêu thụ khoảng 20% lượng điện của tất cả các đồ gia dụng trong nhà. Đảm bảo công tắc chế độ tiết kiệm điện luôn được bật. Kiểm tra các miếng đệm xung quanh cửa tủ để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và khít.
Một số mẹo tiết kiệm điện khác:
Máy tính: Nếu nhà bạn vẫn sử dụng màn hình CRT, hãy cân nhắc thay bằng màn hình LCD. Màn hình LCD tiêu hao chỉ khoảng 30% năng lượng so với màn hình truyền thống và ít gây nhức mắt khi làm việc lâu. Chỉnh độ sáng màn hình vừa phải, màn hình càng sáng, càng hao điện và không tốt cho mắt.
Bàn là: Không nên dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm.
Việc sử dụng các thiết bị điện như: đèn sưởi ấm phòng ngủ, đèn sưởi ấm trong phòng tắm cũng như bình nóng lạnh vào mùa đông là cần thiết, nhưng phải hết sức cẩn trọng. Người tiêu dùng nên chú ý đến chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn cho gia đình.
Đặc biết để đảm bảo an toàn, người dân nên ngắt điện trước khi sử dụng bình nóng lạnh. Trong quá trình sử dụng, nên thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ, trước khi sử dụng có thể dùng bút thử điện chạm vào vòi nước bằng sắt ở gần bình nhất xem có bị nhiễm điện khôn; cần tuân thủ nghiêm theo hướng dẫn trong cách lắp đặt cũng như cách sử dụng của nhà sản xuất.